2/ Điểm đặt pallet cao nhất ?
Kiểm tra lại xem điểm đặt pallet cao nhất (tính từ mặt đất) là bao nhiêu ?
Điểm đặt pallet này đặc biệt quan trọng đối với các nhà kho sử dụng giá kệ.
VD: Nếu điểm đặt pallet là 3500mm thì chiều cao nâng của xe tối thiểu là 3700mm (vì cần thêm khoảng 100mm để nhấc pallet khỏi điểm đặt đó và di chuyển đi)
3/ Kích thước của tất cả cửa ra vào mà xe nâng sẽ đi qua
Như đã nói ở trên, để xe nâng đi lọt cửa, cần kiểm tra kích thước xe khi đang nâng hàng.
Tùy vào chiều cao trục nâng (lowered mast height) để tính toán chiều cao cửa.
Cửa ra vào và khu vực làm việc của xe nâng tại nhà máy khách hàng
Cửa 2000x2800mm. Chiều cao trần nhà 2900mm
Vậy, tổng chiều cao xe khi nâng hàng cần phải thấp hơn 2800mm
4/ Chú ý đến độ cao từ mặt đất đến trần nhà
Một số nhà máy linh kiện điện tử có chiều cao tới trần nhà chỉ khoảng 3 ~ 3.3 mét nên xe nâng cần chú ý để không chạm trần. Một số bên phải mua dòng xe có 3 trục nâng (Full Free Lift) để đảm bảo an toàn nâng hạ.
Trần nhà của 2 nhà máy trong ảnh chỉ cao 3 mét
Vậy, tổng chiều cao xe khi nâng hàng cần phải thấp hơn 3000mm
5/ Các loại pallet đang sử dụng ?
Kích thước pallet ảnh hưởng đến độ rộng quay xe và đến thiết kế của đường đi cho xe nâng
Các loại pallet thông dụng gồm: 1000 x 1200, 1100 x 1100, 1100 x 1000, 800 x 1200...
Pallet đang dùng là 1 mặt hay 2 mặt ? Vì một số loại xe điện stacker (dùng trong kho, siêu thị) có chân chết nên chỉ nâng được pallet 1 mặt. Nếu bạn dùng xe này để nâng pallet 2 mặt sẽ làm vỡ pallet ngay.
(Pallet giấy 1 mặt)
(Pallet gỗ 2 mặt)
(Pallet nhựa 2 mặt)
6/ Độ rộng quay xe với pallet đang sử dụng
Đặc biệt quan trọng với các công ty sử dụng xe trong khu vực có giá kệ. Đây là độ rộng đường đi để xe nâng có thể quay tròn.
Thông thường, các bên khác làm đường đi tối thiểu 2.9 mét cho xe nâng điện đứng lái. Nếu được 3 mét thì ok nhất vì chắc chắn anh em kho sẽ không để pallet thẳng hàng nên làm giảm độ rộng thực tế của đường đi.
Còn xe dầu, xe xăng gas, xe điện: bạn cần đường đi tối thiểu rộng từ 3.8 mét trở lên.
(Đo lại đường đi bên trong kho)
(Độ rộng quay xe thực tế của xe nâng bị giảm do pallet đặt không thẳng hàng - ngay ngắn)
(Pallet để thẳng hàng - ngay ngắn nên không ảnh hưởng đến độ rộng quay xe)
7/ Xe có chạy trong nhà kho hay chạy ngoài đường ?
Trả lời câu hỏi này để lựa chọn loại xe nâng điện hay xe nâng dầu, điện đứng lái hay ngồi lái.
Xe nâng điện có tiếng ồn nhỏ, sạch sẽ vì không phát thải nên thích hợp trong nhà xưởng, khu vực chống cháy nổ, ...
Xe dầu gây cặn bẩn, tạo khói nên ưu tiên dùng bên ngoài.
8/ Xe có cần làm việc trong container không ?
(Cách gọi khác: Xe chui công - hoặc xe chui cont)
Chiều cao không gian bên trong của container phổ biến là 2350mm. Để xe nâng đảm bảo nâng hạ trong container, tổng chiều cao khi nâng hạ của xe phải nhỏ hơn 2350mm.
Thông thường, xe nâng được thiết kế thêm hệ thống 03 trục nâng (Full Free Lift) và Hệ thống dịch chuyển giá Side Shift phục vụ công việc này.
Hãy kiểm tra lại lối lên container dành cho xe nâng (cầu công, cửa dock...)
 |
(Xe 5 tấn đang rút hàng từ trong container ra)
|
9/ Thời gian cần xe dự kiến ? Ngân sách đầu tư ?
Các loại xe nâng tiêu chuẩn như xe dầu 2.5 - 3 - 5 tấn thường rất phổ biến, các hãng thường có sẵn tồn kho nên bạn không phải chờ đợi nhập hàng. Nhưng nếu bạn cần những chiếc xe đặc thù hơn, ví dụ nâng cao 6-7 mét hoặc cao hơn, xe nâng dầu 7 tấn hoặc lớn hơn...thì phải hỏi lại cụ thể các nhà cung cấp. Điều này ảnh hưởng tới thời gian cần xe tại nhà máy bạn.
Ngân sách đầu tư bao nhiêu để biết khả năng bạn mua được xe nâng cũ hay mới, xe xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...
10/ Cách đóng gói, sắp xếp hàng hóa
Hàng nâng có bao nhiêu loại kích thước ? Có được đóng gói cẩn thận hay để rời ? Cách nâng hạ hiện tại như thế nào ? Việc này để tính đến các phương án càng kẹp khác (attachments).
VD:
- Nâng kiện bông sợi, họ dùng kẹp vuông (bale clamp).
- Sản xuất tủ lạnh, bình nước nóng thì dùng kẹp carton (carton clamp)
- Nâng cuộn giấy thì sử dụng kẹp tròn xoay(paper roll clamp)
- Ngành cám (thức ăn chăn nuôi) sử dụng xe có gầu xúc (hinged bucket) hoặc càng gật gù ( càng đổ - hinged fork)
(Tham khảo thêm: Càng kẹp thông dụng cho xe nâng)


Bạn nên mua xe nâng có tải trọng nâng lớn hơn tổng khối lượng nâng để xe được dư thừa công suất, xe sẽ bền hơn. (Tham khảo ví dụ ở 1/ Khối lượng nâng lớn nhất ?)
12/ Thời gian làm việc trong 01 ngày là bao nhiêu giờ ?
Để lựa chọn loại xe nâng phù hợp và có cần phải mua thêm bình ắc quy dự phòng không.
VD:
Nếu bạn chạy xe 3 ca/ngày, tổng thời gian chạy liên tục được hiển thị trên bảng điều khiển của xe khoảng 8~10 tiếng hoặc hơn nữa, thì bạn nên đầu tư thêm 01 bình ắc quy dự phòng.
Vì: Ắc quy xe sau khi sạc đầy chỉ chạy được khoảng 6~7h liên tục.
Sau đó bạn phải dừng xe và sạc lại đầy ắc quy, thời gian sạc đầy gần tương đương với thời gian sử dụng (8h sạc). Nếu không có ắc quy dự phòng thay thế thì xe của bạn phải chờ 8 tiếng này.
Trên đây chỉ là một số định hướng để bạn tự trả lời câu hỏi "LỰA CHỌN XE NÂNG HÀNG" như thế nào.
Nếu bạn tìm mua xe nâng mới, tìm dịch vụ sửa chữa xe nâng, mua phụ tùng thay thế hay bất cứ vấn đề gì liên quan tới xe nâng,
LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH PATIHA VIỆT NAM
Email : salemanager@patiha.com.vn
https://thangnangnguoixenangngoilaixenangtay.blogspot.com/
https://thangnangcongtrinh300kg.blogspot.com/
https://xenangngoilai.wordpress.com/
http://xenangngoilaicosan.blogspot.com/
Địa chỉ : 105/ 2 Quốc Lộ 1A phường tân thới hiệp Quận 12
website : xenangpatiha.vn
SALES HOTLINE
0938 707 986
CUSTOMER SUPPORT
08 3701 0359
Với kim chỉ nam "Nâng bước thành công" PATIHA hi vọng những sản phẩm xe nâng chúng tôi cung cấp tới quý khách hàng sẽ là tiền đề để nâng bước sự phát triển của quý khách hàng, mang lại sự tin cậy cũng như sự an tâm tuyệt đối khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi.